Huế có gì chơi? Khám phá 15+ địa điểm vui chơi ở Huế khiến bạn mê mẩn
Bạn đang lên kế hoạch du lịch Huế và tự hỏi "Huế có gì chơi?" Đừng lo, bài viết này sẽ đưa bạn khám phá những địa điểm vui chơi hấp dẫn, từ các di tích lịch sử đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo, giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và đáng nhớ.
Huế có gì chơi?
Cố đô Huế có gì chơi?
“Huế có gì chơi?” – câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại mở ra một thế giới đầy quyến rũ, hòa quyện giữa sự cổ kính của di sản và nét hiện đại trong nhịp sống đô thị. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm vùng đất cố đô này, thì bài viết dưới đây sẽ là kim chỉ nam hoàn hảo giúp bạn lên kế hoạch vui chơi hợp lý, hấp dẫn và đáng nhớ. Từ những công trình lịch sử kỳ vĩ đến thiên nhiên thơ mộng, cùng nền ẩm thực tinh tế – Huế là một kho tàng trải nghiệm chờ bạn khám phá.
Đại Nội Huế - Trái tim lịch sử của vùng đất cố đô
Đại Nội - Trái tim của cố đô Huế
Đại Nội là địa danh đầu tiên bạn nên ghé thăm khi tìm hiểu Huế có gì chơi. Đây từng là trung tâm hành chính, chính trị của triều đại nhà Nguyễn, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Bước qua Ngọ Môn, bạn sẽ ngỡ như đang lạc vào một thước phim lịch sử sống động, với Điện Thái Hòa oai nghiêm, lối đi rợp bóng cây và bức tường thành cổ phủ rêu phong. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị kiến trúc mà còn là điểm check-in ấn tượng với bối cảnh đậm chất hoàng cung xưa.
- Địa chỉ: Đường 23/8, phường Thuận Thành, TP. Huế
- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 (mùa đông), 7h00 – 17h30 (mùa hè)
- Giá vé: 200.000 VNĐ/người lớn – 40.000 VNĐ/trẻ em
Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức ẩn mình giữa thiên nhiên thơ mộng
Lăng Tự Đức là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn, mang dáng vẻ thơ mộng và yên bình. Lăng tọa lạc giữa đồi thông, hồ nước và các công trình cổ tạo nên một khung cảnh hữu tình, khiến du khách ngỡ như đang lạc vào một bức tranh thủy mặc. Kiến trúc ở đây phản ánh rõ nét cá tính của vua Tự Đức – một người yêu thi ca và nghệ thuật. Nếu bạn muốn cảm nhận Huế trọn vẹn nhất trong nét đẹp trầm lắng và suy tư, hãy dành thời gian ghé thăm nơi này.
- Địa chỉ: Đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP. Huế
- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30
- Giá vé: 150.000 VNĐ/người lớn – 30.000 VNĐ/trẻ em
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định với kiến trúc độc đáo (Ảnh: St)
Lăng Khải Định, hay còn gọi là Ứng Lăng mang một phong cách kiến trúc độc đáo, khác biệt hoàn toàn so với các lăng tẩm khác tại Huế. Đây là sự pha trộn tinh tế giữa kiến trúc truyền thống Á Đông với lối thiết kế hiện đại phương Tây, tạo nên một tổng thể vừa cổ kính, vừa lộng lẫy.
Ngay từ những bậc thang đầu tiên dẫn lên lăng, du khách đã choáng ngợp bởi sự đồ sộ của công trình. Nội thất tại đây được trang trí bằng những bức khảm sành sứ, thủy tinh vô cùng tinh xảo, thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc và khảm sành thời bấy giờ.
Lăng Khải Định không chỉ là nơi tham quan lý tưởng cho những ai yêu thích lịch sử, kiến trúc mà còn là địa điểm sống ảo lý tưởng, nhờ sự kết hợp hài hòa giữa không gian cổ kính và thiết kế đặc sắc
- Địa chỉ: Thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, TP. Huế
- Giá vé: 150.000 VNĐ/người lớn – 30.000 VNĐ/trẻ em
- Thời gian tham quan lý tưởng: Buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nắng gắt và có ánh sáng đẹp để chụp ảnh
Sông Hương
Sông Hương đã chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất cố đô (Ảnh: St)
Sông Hương không đơn thuần chỉ là một thắng cảnh, mà còn là linh hồn của Huế. Dòng sông này gắn liền với bao câu chuyện văn hóa, thi ca, và cả đời sống của người dân địa phương. Du khách có thể trải nghiệm đi thuyền nghe ca Huế, ngồi bên bờ sông nhâm nhi ly cà phê hay chỉ đơn giản là dạo bộ dưới hàng cây xanh mát. Mỗi khoảnh khắc ở đây đều mang đến sự an yên, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm chất thơ.
Địa điểm lý tưởng ngắm sông Hương:
- Bến Tòa Khâm – nơi lên thuyền nghe ca Huế.
- Cầu Trường Tiền – biểu tượng kiến trúc gắn liền với dòng sông.
- Công viên Thương Bạc – dạo mát, ngắm cảnh hoặc đạp xe dọc bờ sông.
Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền về đêm (Ảnh: St)
Không thể nói đến Huế mà bỏ qua cầu Trường Tiền – chiếc cầu sáu nhịp cong nổi tiếng bắc qua sông Hương. Cây cầu sắt đầu tiên do người Pháp xây dựng này không chỉ có giá trị kiến trúc mà còn gắn liền với ký ức của bao thế hệ người dân Huế. Vào buổi tối, cầu được thắp sáng rực rỡ, phản chiếu xuống mặt sông tạo nên một khung cảnh lãng mạn, rất lý tưởng cho các cặp đôi hoặc những người yêu nhiếp ảnh.
- Địa điểm: Nằm ngay trung tâm TP. Huế, nối liền đường Trần Hưng Đạo (phía bờ Nam) với đường Lê Lợi (bờ Bắc).
Chợ Đông Ba
Chợ Đông Ba hội tụ đầy đủ vẻ đẹp trong cuộc sống thường nhật của người dân địa phương
Nếu bạn muốn thật sự cảm nhận được nhịp sống đời thường của người dân Huế và khám phá nét văn hóa dân gian đặc sắc, Chợ Đông Ba chính là điểm dừng chân không thể bỏ qua. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bánh bèo, bánh lọc, bún bò Huế, chè cung đình và hàng loạt đặc sản như mắm ruốc, mè xửng để làm quà. Đây là nơi tuyệt vời để hiểu rõ hơn về đời sống thường nhật của người dân Huế – giản dị, thân thiện và đầy màu sắc.
- Địa chỉ: 2 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, TP. Huế
- Giờ mở cửa: 6h00 – 18h00 hàng ngày
- Mẹo nhỏ: Nên đến vào buổi sáng để tránh đông, dễ chọn lựa và có thêm thời gian thưởng thức ẩm thực.
Công viên nước Hồ Thuỷ Tiên
Công viên nước Hồ Thủy Tiên – một địa danh từng là biểu tượng giải trí hiện đại của Huế, giờ đây lại nổi tiếng theo cách rất khác: một nơi bị bỏ hoang nhưng mang vẻ đẹp đầy ma mị và độc đáo, thu hút không ít du khách, đặc biệt là giới trẻ đam mê khám phá và chụp ảnh.
Công viên nước Hồ Thuỷ Tiên mang vẻ đẹ ma mị, kỳ bí (Ảnh: St)
Điểm nhấn nổi bật nhất của công viên là tòa nhà hình đầu rồng khổng lồ nằm giữa hồ nước lớn, nơi bạn có thể leo lên tận miệng rồng để phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh khu vực xung quanh. Mặc dù đã xuống cấp, nhưng chính vẻ cũ kỹ, rêu phong, những bức tường nứt nẻ và cảnh vật hoang vắng lại mang đến sức hút rất riêng – một khung cảnh vừa siêu thực, vừa huyền bí.
- Địa chỉ: Đồi Thiên An, xã Thủy Bằng, TP. Huế
- Giá vé: Hiện tại công viên không bán vé chính thức, tuy nhiên khách tham quan nên xin phép bảo vệ trước khi vào (thường phí gửi xe hoặc hỗ trợ từ 10.000 – 20.000 VNĐ/lượt).
- Trang phục: Nên mang giày thể thao, quần áo dài tay để dễ di chuyển, tránh côn trùng cắn do khu vực có nhiều cây cối um tùm.
- Thời gian tham quan lý tưởng: Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để ánh sáng dịu, phù hợp chụp ảnh và tránh nóng.
Bải biển Thuận An
Bãi biển Thuận An thu hút du khách mỗi dịp hè sang (Ảnh: St)
Biển Thuận An gây ấn tượng với dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh và không khí trong lành, mát mẻ quanh năm. Đây là nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang và hòa mình vào biển cả, tạo nên một cảnh quan giao thoa giữa sông – phá – biển vô cùng đặc sắc. Sóng ở Thuận An không quá lớn, rất phù hợp cho các hoạt động bơi lội, chơi thể thao biển hay đơn giản là dạo bước thư giãn bên bờ cát.
- Địa chỉ: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế
- Thời gian lý tưởng để ghé thăm: Từ tháng 3 đến tháng 8 là mùa biển đẹp, nắng vàng và nước biển trong xanh.
- Phương tiện di chuyển: Bạn có thể thuê xe máy hoặc taxi từ trung tâm TP. Huế, đi theo quốc lộ 49 – mất khoảng 30 phút.
Đồi Vọng Cảnh
Từ đồi Vọng Cảnh, bạn có thể thu trọn toàn cảnh cố đô vào trong tầm mắt (Ảnh: St)
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và thích những khung cảnh từ trên cao, thì đồi Vọng Cảnh sẽ là điểm dừng chân lý tưởng. Từ đây, bạn có thể nhìn bao quát cả thành phố Huế, sông Hương uốn lượn và những mái nhà cổ kính ẩn hiện giữa sắc xanh rừng thông. Vào lúc bình minh hay hoàng hôn, khung cảnh nơi đây như một bức tranh sơn dầu sống động – một nơi tuyệt vời để bạn lắng đọng, suy tư và tận hưởng sự tĩnh lặng đặc trưng của Huế.
- Địa chỉ: Đường Huyền Trân Công Chúa, phường Thủy Biều, TP. Huế
- Giờ tham quan: Mở cửa tự do, không giới hạn thời gian
- Giá vé: Miễn phí
- Lưu ý: Đường lên đồi khá thoải và dễ đi, nhưng nên mang giày thể thao để di chuyển thoải mái hơn. Nếu đi sáng sớm hoặc chiều muộn, nên chuẩn bị thêm áo khoác nhẹ và kem chống muỗi.
Làng Hương Thuỷ Xuân
Làng hương Thuỷ Xuân nổi bật với những bó hương sặc sỡ sắc màu (Ảnh: St)
Một trong những nét văn hóa đặc sắc của Huế chính là làng nghề truyền thống. Trong đó, làng hương Thủy Xuân nổi bật với hàng trăm bó hương đầy màu sắc được phơi đều, tạo thành phông nền cực kỳ bắt mắt. Đến đây, bạn không chỉ được tìm hiểu cách làm hương mà còn có thể trải nghiệm thực hành, tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Đây cũng là nơi rất thích hợp để chụp ảnh kỷ niệm hoặc mua quà tặng mang đậm bản sắc Huế.
- Địa chỉ: Đường Huyền Trân Công Chúa, gần lăng Tự Đức, phường Thủy Xuân, TP. Huế
- Giờ mở cửa: Từ 7h00 – 18h00 hàng ngày
- Giá vé: Miễn phí vào tham quan, chụp ảnh (nên mua sản phẩm ủng hộ người dân)
- Gợi ý: Nên đi vào buổi sáng để có ánh nắng đẹp, dễ chụp ảnh và tránh nắng gắt.
Làng nón Tây Hồ
Làng nón Tây Hồ là nơi cho ra đời những chiếc nón bài thơ nổi tiếng của xứ Huế (Ảnh: St)
Chiếc nón lá là hình ảnh gắn liền với người con gái Huế và trở thành biểu tượng văn hóa không thể thiếu. Làng nón Tây Hồ là nơi gìn giữ tinh hoa nghề làm nón lâu đời. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mà còn được nghe kể những câu chuyện đời thường đầy chất thơ về nghề truyền thống. Một chuyến ghé thăm nơi đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về văn hóa xứ Huế, giản dị mà đầy tinh tế
- Địa chỉ: Xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Cách đi: Từ trung tâm TP. Huế, bạn có thể đi xe máy theo quốc lộ 49 hoặc kết hợp tham quan cùng biển Thuận An.
- Giá vé: Miễn phí
- Giờ tham quan lý tưởng: Buổi sáng và đầu giờ chiều là thời điểm các hộ gia đình làm nón nhộn nhịp nhất, dễ quan sát và trải nghiệm.
Trải nghiệm ẩm thực Huế - Hành trình vị giác khó quên
Huế không chỉ đẹp mà còn rất “ngon”. Ẩm thực nơi đây mang đậm tinh thần cung đình, chỉn chu từ cách nêm nếm đến cách trình bày.
Bún bò Huế
Đặc sản bún bò Huế
Bún bò Huế là món ăn nổi tiếng với nước dùng đậm đà, kết hợp giữa vị ngọt của xương hầm và hương thơm của sả, cùng với thịt bò mềm mại và chả cua hấp dẫn. Món ăn này thường được thưởng thức vào bữa sáng hoặc trưa, mang lại năng lượng cho cả ngày.
- Địa chỉ gợi ý: Quán Bún Bò Huế Mệ Kéo – 20 Bạch Đằng, TP. Huế
- Giá tham khảo: 30.000 – 40.000 VNĐ/bát
Bánh bèo
Bánh bèo Huế (Ảnh: St)
Bánh bèo Huế được làm từ bột gạo, hấp trong chén nhỏ, phía trên rắc tôm chấy, hành phi và mỡ hành, ăn kèm với nước mắm chua ngọt. Món ăn này thường được dùng làm món khai vị hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều.
- Địa chỉ gợi ý: Quán Bánh Bèo Bà Đỏ – 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Huế
- Giá tham khảo: 10.000 – 50.000 VNĐ/phần
Cơm hến
Cơm hến (Ảnh: St)
Cơm hến là sự kết hợp giữa cơm nguội, hến xào, rau sống, đậu phộng rang, tóp mỡ và mắm ruốc, tạo nên hương vị đặc trưng của Huế. Món ăn này thường được dùng vào bữa sáng hoặc trưa, phù hợp với những ai muốn trải nghiệm ẩm thực địa phương.
- Địa chỉ gợi ý:
- Cơm Hến Đập Đá – 1 Hàn Mặc Tử, Vỹ Dạ, TP. Huế
- Cơm Hến Hoa Đông – 64/7 Ưng Bình, Vỹ Dạ, TP. Huế
- Giá tham khảo: 10.000 – 40.000 VNĐ/bát
Bánh lọc
Bánh bột lọc Huế (Ảnh: St)
Bánh lọc Huế được làm từ bột năng, bên trong là nhân tôm và thịt, gói trong lá chuối và hấp chín. Khi ăn, bánh được chấm với nước mắm chua ngọt, tạo nên hương vị đặc trưng. Món ăn này thường được dùng làm món ăn vặt vào buổi chiều.
- Địa chỉ gợi ý: Quán Bánh Lọc Mụ Cai – 65 Nguyễn Chí Diễu, Phú Hậu, TP. Huế
- Giá tham khảo: 1.000 – 10.000 VNĐ/chiếc
Chè Huế
Đặc sản chè Huế làm "đốn tim" thực khách gần xa
Chè Huế nổi tiếng với sự đa dạng, từ chè bắp, chè hạt sen đến chè bột lọc heo quay độc đáo. Món tráng miệng này thường được thưởng thức vào buổi chiều hoặc tối, mang lại cảm giác mát mẻ và thư giãn.
- Địa chỉ gợi ý: Chè Mợ Tôn Đích – 2 Trần Hưng Đạo, Phú Hòa, TP. Huế
- Giá tham khảo: 8.000 – 20.000 VNĐ/cốc
Những kinh nghiệm vàng giúp chuyến đi Huế thêm phần trọn vẹn
Chọn thời điểm du lịch Huế phù hợp
Thời điểm thích hợp để đi du lịch Huế
Huế có hai mùa rõ rệt: mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Huế là từ tháng 3 đến tháng 5, khi tiết trời ấm áp, ít mưa, nắng nhẹ rất thích hợp để tham quan các lăng tẩm, đền đài và các điểm ngoài trời. Nếu đi vào mùa mưa (tháng 10 – 12), bạn nên chuẩn bị sẵn áo mưa, dù và hạn chế các lịch trình ngoài trời.
Chuẩn bị trang phục phù hợp
Huế là vùng đất có nhiều điểm đến tâm linh và di tích lịch sử, vì vậy bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan chùa chiền, Đại Nội hoặc lăng tẩm. Ngoài ra, vào mùa hè Huế khá nóng nên hãy chuẩn bị mũ, nón, kính râm và kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe. Vào mùa mưa, đừng quên mang theo giày chống nước hoặc dép nhựa để di chuyển dễ dàng hơn.
Di chuyển ở Huế thế nào cho thuận tiện?
Di chuyển đến Huế bằng phương tiện nào?
Huế có địa hình bằng phẳng và các điểm du lịch không quá xa nhau, do đó hình thức phổ biến nhất là thuê xe máy (giá từ 100.000 – 150.000 VNĐ/ngày) để linh hoạt thời gian, dễ khám phá từng ngõ ngách. Nếu đi theo nhóm hoặc gia đình, bạn có thể thuê xe taxi, xe điện hoặc sử dụng xích lô để dạo quanh thành phố. Ngoài ra, xe buýt cũng là lựa chọn tiết kiệm nếu bạn không vội và muốn khám phá Huế theo cách chậm rãi.
Một số lưu ý nhỏ nhưng cực hữu ích
- Chuẩn bị tiền mặt: Nhiều hàng quán nhỏ ở Huế không hỗ trợ thanh toán thẻ, bạn nên mang theo một ít tiền mặt lẻ để tiện mua sắm.
- Mua sắm đặc sản: Đừng quên ghé chợ Đông Ba hoặc các cửa hàng đặc sản uy tín để mua mè xửng, mắm ruốc, nón lá Huế về làm quà.
- Giữ thái độ tôn trọng khi tham quan: Huế là nơi có nhiều không gian linh thiêng, hãy chú ý ăn nói nhỏ nhẹ, không gây ồn ào và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Khách sạn Mường Thanh Holiday Huế
Số 38, đường Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Nội thất sang trọng
Đa dạng tiện ích
Vị trí trung tâm
Nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp
Du lịch Huế là hành trình khám phá không chỉ danh thắng mà còn là hành trình chạm đến chiều sâu văn hóa, lịch sử và con người. Với một chút chuẩn bị và những lưu ý nhỏ trên, bạn sẽ có một chuyến đi thật trọn vẹn, êm đềm và đầy kỷ niệm đẹp tại vùng đất mộng mơ này.
MƯỜNG THANH HOSPITALITY
- Hotline: 1900 1833
- Fanpage: https://www.facebook.com/fan.muongthanh/
- Website: https://muongthanh.com/
- Booking: https://booking.muongthanh.com/
- Nhà Mường: https://nhamuong.com